Gà Tàu Vàng – Kỹ Thuật Nuôi Chuẩn Bạn Nên Biết

Gà tàu vàng

Chăn nuôi giống gà tàu vàng khá dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, để nuôi chúng thì bạn cũng cần nắm chắc được các thông tin về loài này. Vì vậy, dưới đây dagathomo chia sẻ những thông tin cơ bản và kỹ thuật chăn nuôi chúng.

Nguồn gốc và đặc điểm của giống gà tàu vàng

Khi muốn chăn nuôi được giống này thì bạn cần nắm rõ được nguồn gốc, đặc điểm và đặc tính của nó. Từ đó giúp họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo giống.

Nguồn gốc của gà tàu vàng
Nguồn gốc của gà tàu vàng

Nguồn gốc giống gà tàu vàng

Gà tàu vàng còn có tên gọi khác là gà ta vàng thuộc giống bản địa Việt Nam. Tên gọi ‘’tàu’’ của chúng chỉ nguồn gốc từ thời xa xưa ở Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam từ lâu.

Nơi sinh sống chủ yếu của giống này là ở miền Nam Việt Nam. Chúng luôn được ưa chuộng bởi chất lượng thịt chắc và cũng là giống dễ nuôi. Loài này hiện đang rất phát triển ở một số địa phận thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng… Đây là những khu vực có khí hậu rất tốt cho quá trình tăng trưởng của chúng.

Đặc điểm của giống gà tàu vàng

Về ngoại hình thì giống gà tàu vàng có lông màu vàng sẫm, vàng rơm và đặc biệt là có những đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Dòng này phần lớn đều có cân nặng cao. Thường thì một con có thể lên đến 3,4 kg.

Một số đặc điểm của gà tàu vàng
Một số đặc điểm của gà tàu vàng

>>> Xem thêm: Kiến thức dagathomo.

Hiệu suất đẻ rất cao khoảng 70-90 trứng/ gà/ năm. Loài này có tốc độ tăng trưởng vượt bậc hơn so với một số giống gà hiện nay đang có trên thị trường. Chúng được nuôi khoảng 4 tháng có thể đem bán.

Về tập tính của loài thì chúng có khả năng tự kiếm ăn ở ngoài môi trường tự nhiên. Dòng này có sở thích ấp trứng và chăm con rất giỏi nên rất hợp với mô hình chăn nuôi kiểu nông hộ, lại rất dễ thích nghi với môi trường mới.

Kỹ thuật nuôi gà tàu vàng

Để giúp cho gà tàu vàng tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao thì bạn cần phải có những hiểu biết rõ về cách chăm sóc giống này. Tuy chúng khá dễ nuôi, nhưng nếu không biết cách thì cũng coi như bỏ công vô ích. Do đó, bạn cần phải nắm chắc những kỹ thuật khi nuôi loài này.

Dựng chuồng trại

Khi dựng chuồng cần lựa chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để dễ dựng chuồng trại và tránh các dịch bệnh cho chúng. Bên cạnh đó, bạn nên dựng chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để đón được nắng sáng, tránh nắng chiều.

Mọi người cần xem xét mật độ nuôi để chọn được kiểu chăm sóc thích hợp như nhốt hoàn toàn hay thả vườn. Sàn chuồng có thể làm bằng nứa hoặc tre, cách mặt đất 0,5m để chuồng được thông thoáng, khô ráo, tiện lợi hơn cho việc dọn vệ sinh chuồng trại. Rào chắn xung quanh chuồng có thể làm bằng lưới B40, tre gỗ,… tùy điều kiện nuôi của từng hộ dân.

Kiểu chuồng nuôi gà tàu vàng
Kiểu chuồng nuôi gà tàu vàng

Lồng úm gà con – máng ăn và máng uống cho gà tàu vàng

Bên cạnh việc dựng chuồng thì bạn cũng cần chú ý và quan tâm đến các dụng cụ ấp, dụng cụ cho ăn, uống. Tránh việc giảm thể trạng, mắc các bệnh, nhất là với những con còn nhỏ vì kháng thể lúc này của nó còn kém.

  • Lồng úm: Về kích thước sẽ theo tỉ lệ 2m x 1m và cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà. Bên cạnh đó phải sưởi ấm cho gà con bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
  • Máng ăn: Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi), bạn cần rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho chúng ăn. Khi từ 4-14 ngày tuổi cho ăn bằng máng. Bắt đầu trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
  • Máng uống: Đặt dưới đất hoặc treo xen kẽ với các máng ăn và nhớ phải thay nước 2-3 lần/ ngày.

Lựa giống 

Đối với giống gà con nên chọn những con có trọng lượng tốt, nhanh nhẹn, lông bông, bụng gọn, chân mập, mắt sáng. Tránh các con có dị tật về chân, vẹo mỏ…

Gà tàu vàng ở giai đoạn còn nhỏ
Gà tàu vàng ở giai đoạn còn nhỏ

>>> Xem thêm: Vảy gà vấn cán là gì.

Về cách chọn giống gà đẻ tốt, bạn cần lựa con có trọng lượng không quá thấp và cũng không quá cao. Những con ở 20 tuần tuổi đạt trọng lượng 1,6-1,7 kg là rất tốt.

Chúng phải có hậu môn rộng, màu hồng tươi và ẩm ướt. Khoảng cách xương chậu với xương ức khoảng 3-4 ngón tay. Giữa hai xương chậu phải có độ rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

Chăm sóc gà tàu vàng

Trong giai đoạn gà còn nhỏ cần chú ý đến thể trạng của chúng, nên tránh việc di chuyển vào thời tiết mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Bạn nên thường xuyên dọn sạch sẽ vệ sinh của chuồng ấp và tiêm phòng đầy đủ.

Loài này khá nhạy cảm, do đó người nuôi không được cho những thức ăn đã thiu bị nhiễm nấm. Bên cạnh đó nguồn nước cũng phải sạch, tránh các vi khuẩn sán. Qua giai đoạn úm nên cho gà ăn thêm rau. Đặc biệt nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.

Các bệnh thường gặp ở giống gà tàu vàng và cách phòng tránh

Tuy giống này rất dễ nuôi nhưng cũng không thể tránh khỏi các dịch bệnh của chủng loài này. Muốn xử lý được những bệnh về chúng thì người nuôi cũng cần chú ý các loại bệnh sau về gà tàu vàng:

  • Bệnh về nhiễm độc muối, hóa chất và nấm mốc aflatoxin.
  • Bệnh cầu trùng Avium, viêm mũi, cảm lạnh truyền nhiễm và nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp.

Để phòng tránh được các bệnh này thì người nuôi cần phải giữ vệ sinh cho chuồng trại. Bên cạnh đó còn phải chú ý đến việc vệ sinh bên ngoài chuồng và khu vực nuôi. Không những vậy, phải chú ý đến thức ăn của loài này và thường xuyên tiêm chủng cho chúng theo lịch.

Tổng kết

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gà tàu vàng cũng như cách nuôi loài này thế nào cho tốt. Từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận bằng việc chăn nuôi chúng.

1 thoughts on “Gà Tàu Vàng – Kỹ Thuật Nuôi Chuẩn Bạn Nên Biết

  1. Pingback: Cách Đóng Chuồng Gà Bằng Gỗ Chắc Chắn Và Đơn Giản Nhất

Comments are closed.