Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Đuôi Dài Theo Quy Trình Đầy Đủ

cách nuôi gà đuôi dài

Để có thể có được một chú gà đuôi dài quả thật chủ nhân của chúng phải thực sự là người tỉ mỉ cẩn trọng trong từng khâu chọn giống đến chăm sóc. Sau đây hãy cùng Dagathomo tìm hiểu cách nuôi gà đuôi dài chúng ta sẽ phải làm gì, theo trình tự đúng ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Gà đuôi dài là giống gà gì?

Gà đuôi dài có tên gọi là gà Onagadori, có nguồn gốc từ Nhật Bản được phát hiện ra từ năm 1804. Loại gà này thường được nuôi làm cảnh bởi đặc trưng bộ đuôi dài có thể lên tới hơn 10m và rất đẹp. Giá trị của gà đuôi gà được định giá qua chính chiều dài đuôi, màu lông, dáng đi,.. có những con có giá lên tới hơn vài trăm “củ”.

Giới thiệu sơ lược về gà đuôi dài
Giới thiệu sơ lược về gà đuôi dài

5 giai đoạn nuôi gà đuôi dài từ sơ sinh đến lúc trưởng thành

Dưới đây là 5 giai đoạn chính mà sư kê nên tìm hiểu để chăm sóc gà đuôi dài một cách hiệu quả nhất:

>>> Xem thêm:  Cách vần gà tơ

Cách nuôi gà đuôi dài khi mới nở

Trong giai đoạn đầu là được tính từ khi gà mới nở đến khi gà được một tháng – một giai đoạn tiền đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của chúng, cần chú ý để có cách nuôi gà đuôi dài đúng nhất.

Tuy nhiên cần hết sức lưu ý ở giai đoạn này chúng ta sẽ không cho gà xuống ổ trước 24 giờ sau khi gà nở. Việc đầu tiên mà sau 24h cho gà xuống ổ là cho gà uống nước sạch chúng ta có thể pha lẫn với thuốc úm gà cho gà uống để phòng bệnh rồi sau đó mới cho gà ăn. Thức ăn của gà là thức ăn sạch, ăn với một lượng nhỏ để gà có thể thích nghi hệ tiêu hoá có thể nạp được một lượng nhỏ thức ăn tránh để chúng có thể bị tiêu chảy ảnh hưởng đến tiêu hoá sau này.

Ngoài ra nếu chúng ta sử dụng máy để ấp, sau khi nở 24 giờ chúng ta mới cho chúng ăn. Cần thật sự chú ý đảm bảo nhiệt độ cũng như độ ẩm ở khu vực úm gà con. Tuyệt đối chú ý tránh gió lùa vào gà dễ bị viêm phổi tránh mưa hắt vào gà gây cảm lạnh dễ tiêu chảy. Những vấn đề này tuy nhỏ nhặt nhưng lại góp phần hết sức quan trọng giúp giảm bớt công sức trong quá trình các bạn chăm sóc và nuôi dưỡng.

Cách nuôi gà đuôi dài khi mới nở
Cách nuôi gà đuôi dài khi mới nở

Chế độ chăm sóc, cách nuôi gà đuôi dài ở giai đoạn 1-2 tháng tuổi

Đối với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi chủ nhân có thể tự điều chỉnh lại thân nhiệt cho gà để phù hợp với nhiệt độ môi trường. Chúng ta có thể để gà tự nhiên tiếp xúc từ từ với môi trường bên ngoài để tránh gà con rất dễ nhiễm bệnh.

Những chiếc lông sẽ mọc đủ ra để che ấm cơ thể hay người ta còn gọi đây là giai đoạn mặc áo. Nếu được sống trong một môi trường chăm sóc tốt, những chú gà con sẽ bung lông nở mình ra rất nhanh, khi ta cầm trên tay có cảm giác giống như cục bông gòn. Đối với giai đoạn này ngoài chất dinh dưỡng cần được sử dụng, các chất xơ, vitamin cũng cần được quan tâm bổ sung để gà có thể phát triển toàn diện.

Tuy nhiên phần chất dinh dưỡng dùng cho gà con không nên chỉ dùng cám tổng hợp có lượng đạm cao vì khi chúng ta dùng như thế gà sẽ dễ bị vẹo lườn , đi hai hàng, cân nặng quá tải ảnh hưởng nhiều đến sinh sản đối với gà mái như trứng không đều trứng nhỏ đi đẻ sớm không hiệu quả.

Giai đoạn từ 2 tháng- 5 tháng tuổi trong cách nuôi gà đuôi dài

Đây chính là giai đoạn thay áo gà con sẽ bỏ những chiếc lông tơ. Thay những chiếc lông tơ gà sẽ trổ mã thay đổi về hình thể tập gáy và phát triển thật mạnh mẽ về giới tính của mình. Đối với những chú gà trống chúng sẽ thay đổi những bộ lông liên tục phát triển để trở nên cuốn hút nhất.

Ở giai đoạn này nguồn thức ăn là vô cùng quan trọng để gà phát triển. Ngoài cám và lúa cho ăn thì các bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần của gà những chú sâu, dế, rau,….

Ngoài ra nếu cần thiết có thể tách riêng chuồng từng con để gà có thể nở mình đâm lông đầy đủ nhất. Chúng ta cũng cần phải cho gà được tắm nắng, tắm dưới nước để có thể có được một bộ lông luôn bóng mượt.

Cách nuôi gà đuôi dài giai đoạn từ 5 tháng đến tháng thứ 7

Đến giai đoạn 5 tháng tuổi chúng ta có thể định hình dự đoán được những chú gà một cách tương đối. Nhưng khung xương và lông hình của nó vẫn đang trong quá trình phát triển. Chúng ta vẫn duy trì chăm sóc ăn uống tắm nắng tắm nước cho chúng đến tháng thứ 7.

Cách nuôi gà đuôi dài ở tháng thứ 8

Đến tháng thứ 8 được gọi là giai đoạn trưởng thành của chúng. Với khung xương và lông hình phát triển. Cần duy trì tiếp tục chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc để gà có một sức khỏe với bộ lông đuôi dài.

Cách nuôi gà đuôi dài ở tháng thứ 8
Cách nuôi gà đuôi dài ở tháng thứ 8

Giai đoạn cuối cùng về cách nuôi gà đuôi dài từ 8 tháng trở ra

Trong quá trình thay lông chuyền đâm thêm lông bờm lông mã, lông đuôi được phát triển dài ra bóng và mượt. Để có được một bộ lông đuôi dài phải trải qua những quá trình chăm sóc cũng như nuôi dưỡng một cách tỉ mỉ kỹ lưỡng. Vậy mới nói cách nuôi gà đuôi dài không hề dễ dàng.

Lưu ý khi nuôi gà đuôi dài cho người mới 

Khi thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng giống gà này ta đặc biệt cần chú ý:

  • Đặc biệt quan trọng giữ lông đuôi không bị gãy, rụng, đứt để tăng giá trị con gà. Vệ sinh sạch sẽ, tắm thường xuyên để bộ lông luôn mượt, mềm mại.
  • Chuồng gà thiết kế xây cao khoảng 2-3m kết hợp trồng nhiều cây bao quanh tránh tạo không khí mát mẻ, có bóng mát.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, tăng cường miễn dịch thích nghi với những môi trường mới.
  • Thức ăn chủ yếu cám, thóc kết hợp thêm dế để có thêm nhiều dưỡng chất
  • Thường xuyên cho đi bộ để phát triển toàn diện.
Lưu ý khi nuôi gà đuôi dài
Lưu ý khi nuôi gà đuôi dài

Kết luận

Trên đây là chi tiết cách nuôi gà đuôi dài được thủ thuật Dagathomo nghiên cứu và tích góp từ những chuyên gia lâu năm. Hy vọng qua nội dung trên chủ nhân của những chú gà sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và chăm sóc cho thú cưng của mình có được một bộ lông đuôi dài là và đẹp.